Sapa mùa cơm mới

Cứ tầm khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, cả đất trời Sapa tràn ngập sắc vàng của lúa chín. Cùng với đó là mùi hương ngào ngạt đến say đắm lòng người. Đến với Sapa thời gian này, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn được chế biến từ gạo và tham gia các lễ hội mừng mùa màng bội thu.

Khi lúa bắt đầu ngả sang sắc vàng, cả đất trời Sapa như rạo rực hơn bao giờ hết, hình ảnh những người cha người mẹ đang còng lưng gặt lúa. Những tiếng cười, những câu chuyện của đồng bào cứ rôm rả cả một ngọn đồi. Thời gian này, người dân của các dân tộc đều tổ chức Tết cơm mới. Mỗi dân tộc lại có cách tổ chức riêng, chắc chắn khi tham gia lễ này, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều đặc sản của Sapa. Một đặc sản không thể bỏ qua, đó chính là các món ăn được chế biến từ gạo mới.  Nếu hỏi kinh nghiệm đi du lịch sapa thì đây là món quà bất cứ du khách nào đều muốn mang về. 

Cốm mới

Cốm một món ăn không thể thiếu trong lễ Tết cơm mới của một số đồng bào. Khi những bông lúa đầu tiên bắt đầu ngả vàng, một người trong gia đình sẽ đi găt về. Những bông lúa chín đầu mùa rất thơm và vẫn còn nguyên sữa gạo. Gạo sau khi gặt về sẽ được tuốt thóc ra và đem đi rang. Thóc sau khi rang sẽ được đổ ra một máng dài để đem đi giã. Từng chiếc chày lớn cứ nhấc lên, nhấc xuống tạo nên những âm thanh vui tai. Gạo sau khi giã xong sẽ đem đi sàng vỏ trấu, cứ thế giã cho đến khi tách hết vỏ trấu.

Quá trình làm cốm

Quá trình làm cốm

Cốm khi thành phẩm, từng hạt cốm có màu xanh non, hạt bẹt rất dẻo. Ăn vào từng hạt cốm dẻo như xôi, vô cùng thơm ngon béo ngậy như vị của sữa.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc, một món ăn vô cùng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Được làm từ những hạt gạo nếp nương, cho nên xôi rất thơm và vô cùng dẻo.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc

Gạo nếp sau khi được ngâm cùng với các loại lá cây rừng để tạo màu, đem đi hấp bằng chõ. Xôi thường có 5 màu đặc trưng: xanh lá cây, vàng, đỏ, trắng, xanh tím. Xôi khi chín, khói bốc nghi ngút mang theo hương thơm ngào ngạt của gạo nếp nương. Từng miếng xôi vào trong miệng vô cùng đậm đà, ngọt và rất dẻo. Người dân nơi đây thường ăn xôi cùng với muối vừng để món xôi được thơm ngon hơn.

Cơm lam

Nếu 2 món ăn kể trên được làm từ gạo nếp, cơm lam được chế biến từ gạo tẻ. Tuy nhiên, độ dẻo cũng không thua kém gì món xôi được nấu từ gạo nếp.

Cơm lam Sapa

Cơm lam Sapa

Cơm được nấu hoàn toàn trong ống tre dài khoảng 30 cm. Cơm được cho vào trong cùng với nước và chút muối. Sau đó bịt kín lại bằng lá chuối và đem đi nướng. Cơm lam khi chín, bóc lớp vỏ tre ra, những hạt gạo dẻo quyện chặt vào nhau. Khi ăn có thể cảm thấy vị thanh mát của ống tre, ngọt dẻo như gạo nếp.

Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Homestay Sapa