Sapa là nơi tập trung của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế tại đây cũng có rất nhiều món ăn đặc trưng của các vùng miền. Hôm nay, trong chuyến du lịch Sapa từ Hà Nội hãy cùng chúng tôi khám phá những loại bánh truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
1. Bánh đao “Páu cò”
Bánh đao “Páu cò” thường được một số đồng bào dân tộc ở Sapa là từ khoảng tháng 6 đến tháng 10, đến du lịch Sapa ngày hè để thưởng thức món bánh này nhé. Nguyên liệu chính để làm món bánh này gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, lấy nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột ở bên trong. Tỷ lệ của bột đao và nếp là: 2:1. Cuối cùng là đến công đoạn nặn bột sao cho bằng chiếc chén rồi gói vào lá chuối và buộc lại sau đó xôi như bánh ngô.
2. Bánh ngô “Páu pó cừ”
Bánh ngô thường được làm vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch. Để làm loại bánh này, người ta lấy ngô non băm nhỏ và xay thành bột sau đó cho lên chảo có lót lá chuối để xôi. Bánh khi chín có vị ngọt, dẻo và thơm của ngô non. Thông thường, đồng bào thường phân nhỏ ra thành từng gói trong lá chuối để ăn dần.
Có thể bạn quan tâm >> http://dulichsapalaocai.net/tour-sapa/sieu-tiet-kiem-cung-tour-du-lich-sapa-ham-rong-cat-cat-tu-do-3-ngay-4-dem/
3. Bánh dầy “Páu plậu”
Nguyên liệu chính để làm bánh dầy là gạo nếp. Đầu tiên phải ngâm gạo trong nước lã khoảng 2 tiếng rồi bỏ ra rá cho ráo hết nước mới bỏ vào chõ để xôi. Khi chín thì cho vào cối giã thật nhuyễn.
Lưu ý để chầy không bị dính khi giã nên bôi mỡ vào chầy. Thông thường bánh dầy để được khoảng 1 tuần. Nhưng nếu muốn để được lâu hơn trong vòng 2 -3 tháng thì phải làm dẹt bánh rồi rắc bột nếp ngô bên ngoài để khi ăn cho vào xôi lại hoặc rán bánh vẫn dẻo, thơm như ban đầu.
Ngoài việc lên Sapa thưởng thức đồ nướng thơm ngon thì còn có các loại bánh này và nhiều đặc sản khác nữa. Du lịch Sapa là sự lựa chọn hoàn hảo cho kỳ nghỉ dưỡng của bạn.