Du lịch Sapa – Tham gia hội Gầu Tào

Nếu có dịp du lịch Sapa hãy đến bản của người Mong tham gia Hội Gầu Tào để hiểu hơn về những giá trị tâm linh và truyền thống văn hóa của dân tộc thiểu số Việt Nam. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn các tour du lịch Sapa giá rẻ để tới đây.
Mục đích của lễ hội là cầu mệnh, cầu phúc.
Lễ hội Gầu Tào thường diễn ra vào cuối tháng Chạp, những gia đình mở hội cầu phúc phải nhờ anh trai, chị dâu chặt cây mai cao to, có ngọn dài có lá để dựng nêu. Còn với gia chủ cầu mệnh, để cầu mong cho các thành viên trong gia đình được khoẻ mạnh, tránh bệnh tật ốm đau, làm ăn phát đạt thì phải cử hai thanh niên khoẻ mạnh trong dòng họ chặt cây mai về dựng nêu. Lễ dựng nêu được tổ chức từ ngày 26 – 29 Tết.
Cây nêu được mọi người dựng lên trong lễ hội Gầu Tào

Cây nêu được mọi người dựng lên trong lễ hội Gầu Tào

Địa điểm mở hội chính là địa điểm trồng cây nêu, thường ở một quả đồi gần đường đi, tương đối bằng phẳng. Tại đây, mọi người sẽ đánh bớt gốc cây, dọn sạch các bụi cây lùm xùm. Sau đó, chôn cây nêu ngay tại đỉnh đồi. Nếu lễ hội được tổ chức suốt ba năm liền thì mỗi năm chỉ dựng một cây nêu bằng cây mai. Nhưng nếu lễ hội chỉ tổ chức ba năm một lần thì phải chôn dựng ba cây nêu theo hình tam giác cân ở giữa đỉnh đồi. Trên mỗi ngọn nêu phải treo ba miếng vải lanh màu đen (Ở một số nơi khác thì lại treo vải đỏ). Phía dưới sợi vải, là nhữngt bầu rượu  và một dây tiền bằng giấy bản. Khi dựng xong cây nêu thầy cúng sẽ cầu tổ tiên, thần phật phù hộ cho gia chủ và mọi người trong gia đình, dòng họ có sức khỏe, bình an và làm ăn tấn tới.

Tìm hiểu thêm về:

Người dân nô nức tham gia hôi Gầu Tào

Người dân nô nức tham gia hôi Gầu Tào

Cây nêu được dựng trên đỉnh đổi, nên từ xa những làng xóm xung quanh vẫn có thể nhìn thấy và biết được tết năm nay có tổ chức lễ hội Gầu Tào. Do vậy, mọi người sẽ nô nức kéo nhau về dự hội hoặc có thể đi tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm để có thời gian tham gia. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức ba ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức chín ngày. Tùy từng địa phương có thời gian tổ chức hội khác nhau từ ngày 1 -15 tháng Giêng. Ví dụ: ở Sapa thì hội diễn ra vào ngày mùng 1 tết, còn ở Mường Khường lại tổ chức vào ngày mùng 3.

Sáng sớm ngày mở hội, mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Trên bãi sẽ được dựng thêm những lều lá phục vụ người già ăn uống, chỗ đất bằng được dọn sạch cho tẻ em đánh quay. Nơi bắn nỏ, bắn cung, sân múa khèn, đường đua ngựa cũng được quy định và bài trí đơn giản. Khắp triền đồi là những ống dây hát.

Một số trò chơi truyền thống thường được tổ chức trong hội Gầu Tào là đu quay, đu dây, đẩy gậy, trồng cây chuối, vật tay, uốn dẻo, đấu vật,.… Mỗi sân bãi diễn ra trò chơi đều có người chủ sự. Và người có quyền lực tối cao thống lĩnh toàn hội là gia chủ – người cầu phúc, cầu mệnh. Bên cạnh gia chủ sẽ có hai – ba người đàn ông trung niên hay ông già khéo ăn nói thay mặt cho gia chủ giải quyết mọi chuyện. Ngoài ra cần có người quản lý để chăm lo việc ăn uống và cả các quản củi đuốc, người trông nom xay giã dần sàng.

Buổi tối, những đống lửa được đốt lên để mọi người có thể tiếp tục cuộc vui. Ngày đầu tiên, mọi người sẽ về thầy mo làm lễ nhảy (nếu gần) sau khi lễ khai hội kết thúc. Đám nhảy đồng cũng sẽ tiếp diễn cho đến hết hội. Thầy mo sẽ mở đầu cuộc nhảy bằng cách đánh vào chiêng sau lưng tốp nhảy.

Khi đến thời gian chấm dứt hội, gia chủ làm lễ kết thúc, cùng lúc đó, cây nêu sẽ được hạ xuống. Sau đó, thầy mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Cứ mỗi lần vái xong một đoạn, thầy lại hớp một ngụm nước rồi phun ra xung quanh. Gia chủ đi theo sau thầy mo hạ bình rượu từ trên cây nêu xuống, và cũng hẩy rượu ra khắp nơi. Cuối cùng gia chủ cầm mảnh vải treo trên cây nêu về và treo trong nhà để cầu mong hồng phúc đời đời. Nếu là hội cầu phúc, người chủ hội chọn một đôi trai gái có tuổi đông con để cùng họ hàng rước nêu về. Cây nêu đó sẽ được dựng ở dằng sau nhà hoặc làm giát giường để cầu sớm có con. Nếu mở hội cầu mệnh thì rước cây nêu đến gác ở chỗ vách đá khô ráo.