Ăn gì khi đến Sapa?

Thưởng thức những đặc sản của ẩm thực Sapa khi  mình tới du lịch Sapa là một trong những hoạt động và cũng là sở thích của hầu hết các du khách. Với những du khách khi tới Sapa, đặc biệt hơn khi ở đây là thiên đường du lịch đồng thời là thiên đường ẩm thực.

Sapa không những là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu trong lành mát mẻ trong lành mà còn là nơi có nhiều đặc sản mang đậm hương vị núi rừng như: thịt lợn bản, thịt lợn cắp nách,  rau các loại … được nhiều du khách yêu thích.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đặc sản Sapa từ kinh nghiệm đi sapa của nhiều du khách “mách” lại nhé.

Bánh ngô “Páu pó cừ”

Bánh ngô

Bánh ngô

Loại bánh này thường được làm khoảng tháng 4 – 5 âm lịch, nguyên liệu là ngô non – khi hạt ngô vẫn còn sữa. ngô được băm nhỏ rồi xay thành bột, cho lên chảo lót lá chuối đê xôi. Khi đã chín, bánh rất ngọt và dẻo thơm mùi ngô non, người ta phân nhỏ gói trong lá chuối để ăn dần. Khi ăn dùng tay bốc, đồng bào hay dùng bánh ngô ăn chơi hoặc mang đi nương.

Bánh ngô chỉ để được 2 ngày. Nếu muốn để lâu cả tuần thì phải lấy lá chuối buộc kín ngâm vào thùng nước, khi ăn thì xôi lại cho nóng.

Bánh đao “Páu cò” Sapa

Bánh đao đặc sản Sapa

Bánh đao đặc sản Sapa

Nếu du lịch sapa giá rẻ tại đây từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô.

Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao Sapa, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.

>> Tìm hiểu thịt trâu gác bếp Sapa tại đây.

Thịt sấy “Khăng gai” Sapa

Đặc sản thịt sấy Khăng Gai Sapa

Đặc sản thịt sấy Khăng Gai Sapa

Đồng bào Mông khi xẻ thịt các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, heo… thường dành phần thịt ngon thái dọc thành từng miếng khoảng 2 – 3kg, treo lên gác bếp sấy để dự trữ ăn dần. Khói bếp và hơi nóng làm thịt khô dần và có thể để đến cả năm. Khi ăn chỉ cần rửa sạch khói, bụi bồ hóng chế biến với các thức khác như cà chua, măng, rau củ. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn hấp dẫn. Thịt trâu, bò khô được vùi vào tro bếp không có than để nướng sau đó đem ra đập hết tro và bụi là món nhắm lý tưởng của cánh mày râu uống rượu.

Có thể các bạn chưa biết cảm giác du lịch phượt sapa thế nào thì hãy khởi hành ngay để có chuyến đi tuyệt vời và vui vẻ bên gia đình mình nhé.